Tieudietvietcong's Blog

Freedom, Democracy, Human Rights, No Communism For Vietnam

Nhà báo Đỗ Sơn nhận định về Nguyễn Chí Thiện

Nhà báo Đỗ Sơn nhận định về Nguyễn Chí Thiện

ETCETERA ghi

LTS: Nhân thân ông Nguyễn Chí Thiện có thực sự là tác giả của thi tập “Vô Đề” hay không đang là đề tài thảo luận sôi nổi nhất tại Nam Cali. Nhật báo Saigon Nhỏ, qua ngòi bút của Đào Nương Hoàng Dược Thảo đã hâm nóng lại sự kiện vốn đã từng một thời eo xèo khi ông Nguyễn Chí Thiện vừa đặt chân lên đất Mỹ năm 1995. Bà Đào Nương đề nghị, ông Thiện nên hợp tác với giới truyền thông để giải quyết nghi án qua một cuộc “giảo nghiệm chữ viết” công khai, minh bạch, công bằng. Oâng Thiện im lặng, bắn tiếng, “Ai tin thì tin, không tin thì thôi.” Trong bối cảnh này, nhà báo Đỗ Sơn, với cương vị là chủ tịch của Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại, chủ đài VOV và chủ nhiệm/chủ bút của tuần báo Con Cò, một diễn đàn xông xáo trong các vấn đề nóng hổi trong cộng đồng Nam Cali đã dành cho Việt Weekly một cuộc phỏng vấn về sự kiện trên. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi diễn ra tại phòng vi âm của đài VOV, ngày thứ Ba, 7 tháng 10, 2008.

VW: Thưa ông Đỗ Sơn, một vấn đề mang tính thời sự đang được giới truyền thông đặt ra là ông Nguyễn Chí Thiện có phải là tác giả của thi tập “Vô Đề” hay không. Bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo của nhật báo Saigon Nhỏ gọi đây là một “nghi án văn học,” theo bà, cần giải quyết. Trong cương vị là người làm báo, và là chủ tịch Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại, xin ông cho biết nhận định của ông về vấn đề này?

Đỗ Sơn (ĐS): Câu hỏi của Việt Weekly đặt ra cho chúng tôi là, “Có phải ông Nguyễn Chí Thiện có phải là tác giả của tập “Vô Đề” mà sau này là “Hoa Địa Ngục” hay không? Tôi xin đưa ra một số nhận xét có tính cách cá nhân. Tôi không đại diện cho ai hết. Trong thời gian làm đại hội Truyền thông lần thứ I cách đây mấy năm, trong đại hội này, ông Nguyễn Chí Thiện được mời như một diễn giả đầu tiên, để nói chuyện về báo chí. Oâng Nguyễn Chí Thiện nói chuyện về báo chí, nhưng thực chất của nội dung bài phát biểu của ông là tấn công các ký giả miền Nam. Nhất là những ngòi bút viết ở các đề mục phiếm luận, trào phúng. Ví dụ như các mục “Viết mà chơi…” của ký giả Tú Gàn (Báo Saigon Nhỏ), hay mục “Ao Thả Vịt” của các báo khác. Anh em ký giả có mặt nghe ông ta nói, chỉ cười. Sở dĩ ông Thiện được mời phát biểu, ý của chúng tôi muốn có hai diễn giả để một nói về sinh hoạt báo chí ở miền Nam, và một nói về sinh hoạt báo chí miền Bắc. Oâng Nguyễn Chí Thiện là diễn giả nói về phía miền Bắc. Thay vì nói vào trong tâm vấn đề, ông Nguyễn Chí Thiện dùng diễn đàn để tấn công vào những vấn đề mà ông ấy cho rằng, “không đứng đắn” khi viết theo phong cách trào phúng, châm biếm. Oâng Nguyễn Chí Thiện cho rằng, khi nói chuyện chính trị, việc quan trọng, không nên dùng lối văn “ao thả vịt,” “viết mà chơi…” Tất cả cử tọa, anh em ký giả khi nghe ông nói, đều cười. Khi đối chiếu lại, chúng tôi thấy thi tập “Vô Đề” tức là sau này gọi tên “Hoa Địa Ngục” rất trào phúng. Thơ của tập “Vô Đề” rất thâm thúy, hay vì có tính cách trào phúng. Vì trào phúng đi vào lòng dân. Ví dụ một câu thơ trong tập “Vô Đề” diễu “bác Hồ như… bác Hổ” đại khái thế, cách so sánh sâu sắc, trào phúng ấy rất mỉa mai, nên đi vào lòng người đọc rất sâu, rất lâu dài. Như vậy, một anh là tác giả thật của tập thơ “Vô Đề” không thể nào là một anh đứng trên diễn đàn để chỉ trích những người làm công việc như anh. Ở miền Nam, sau này khi nhớ về những giai đoạn chính trị gay cấn nhất của thời trước 1975, sẽ không thể quên được những cây bút trào phúng như Duyên Anh, chuyên viết phiếm trào phúng, mỉa mai chế độ miền Nam. Cũng sẽ nhớ đến Chu Tử,… còn những ngòi bút khác, so ra không để lại được những ấn tượng sâu sắc như vậy. Ở hải ngoại có Tú Gàn, và có Đỗ Sơn chút chút (cười). Trước đó, tôi không để ý đến ông Nguyễn Chí Thiện, sau đó, sự kiện đại hội truyền thông diễn ra với sự tham dự của 143 đại diện truyền thông về tham dự, có mặt, đều nghe ông Nguyễn Chí Thiện nói như vậy, tôi bắt đầu chú ý. Về nhà, tôi tìm lại tập thơ “Vô Đề” được tặng từ lâu, nhưng chưa đọc, và tôi đọc. Tôi cũng lật tập thơ sau này của Nguyễn Chí Thiện làm ở hải ngoại, tôi thật sự bất ngờ, không thể tin được một người nói mình là tác giả tập thơ “Vô Đề” hay “Hoa Địa Ngục” lại là một. Tập thơ “Vô Đề” không chỉ có giá trị chống chế độ cộng sản, mà nó còn có giá trị văn chương, nghệ thuật với văn phong riêng của nó, mà so sánh với văn phong của tập thơ của ông Thiện ở hải ngoại, nó như là một tập để trên nóc nhà, còn một tập để dưới sàn nhà. Không thể nào cùng một người mà có hai tác phẩm có giá trị cách xa nhau như vậy được. Nhất là một tác phẩm xuất sắc được viết ra trước, còn một tác phẩm quá tệ viết ra sau. Gọi là “vè” cho tập thơ sau cũng đúng. Một tác giả lỗi lạc như vậy mà lại làm thơ sau này không giống ai, mà thêm một điểm nữa, nếu cho rằng bây giờ hết hứng, không viết được như vậy nữa, nhưng điều quan trọng là, văn phong sẽ quyết định. Khi quyết định cho ra đời tập thơ “Hạt Máu Thơ,” máu thiệt đó (cười), không đủ can đảm đưa ra công chúng. Do đó, tôi không tin rằng ông Nguyễn Chí Thiện hiện nay đang có mặt tại hải ngoại là tác giả thật của tập thơ “Vô Đề” tức “Hoa Địa Ngục.” 100% tôi không tin. Tôi nghĩ điều mình tin là đúng, chứ không sai. Chỉ vậy thôi, tôi không muốn bàn qua chuyện chính trị với ông Nguyễn Chí Thiện.

VW: Hiện nay, bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo đề nghị một giải pháp để xóa đi nghi án này bằng cách “giảo nghiệm chữ viết” một cách minh bạch, công khai. Đề nghị này không được ông Nguyễn Chí Thiện trả lời. Tuy nhiên, những người bênh vực ông Nguyễn Chí Thiện như nhà văn Phan Nhật Nam, Chu Tất Tiến, Nguyễn Ngọc Bích cho rằng, không cần thiết. Theo ông, có nên giải quyết vấn đề hay không?

ĐS: Nếu nói về vấn đề tác quyền của một tác phẩm, tôi nghĩ ông Nguyễn Chí Thiện nên làm. Bởi vì, đối với chúng ta, những tác giả có tác phẩm, vấn đề tác quyền và uy tín vô cùng quan trọng. Mất cái gì cũng được, nhưng không thể mất tác phẩm được. Do đó, để có sự công bình cho tác giả của tập thơ “Vô Đề”, ít nhất bây giờ, mình chưa làm được việc tìm ra tác giả thật của nó là ai, cũng nên làm sáng tỏ sự hoài nghi hiện nay đang có với ông Nguyễn Chí Thiện. Nếu gọi đây là một “nghi án văn chương” cũng rất đúng. Có nhiều cách để giải quyết, chứng minh. Việc thành lập một ủy ban, bỏ qua vấn đề chính trị, đừng để chính trị dính vào, mà chỉ trong giới làm văn, làm báo họp lại với nhau để tìm hiểu, so chữ viết chẳng hạn. Hay có thể dựa vào lời kể của ông Nguyễn Chí Thiện về sự kiện ông nhảy vào tòa đại sứ Anh ngày đó có những ai, thấy những gì. Bộ ngoại giao Anh quốc có thể cung cấp cho chúng ta những tên tuổi của những người có mặt ngày hôm đó, rồi chúng ta đi tìm những người đó, qua hình ảnh hôm đó, từ những tài liệu này, chúng ta sẽ truy ra được người thật là ai. Đó là một cách. Tuy nhiên, ngay cả khi tòa đại sứ Anh xác nhận chính ông này là Nguyễn Chí Thiện, cũng chưa đi đến kết luận ông ta là tác giả của tập thơ, nhưng ít nhất cũng xác định được ông là người vào tòa đại sứ Anh. Lúc đó mới đi được nửa đường. Rồi sẽ đi tiếp, sẽ tìm ra. Vì nếu không tìm nữa, sẽ rất bất công cho tác giả thật của tập thơ “Vô Đề,” nếu cứ để ông Nguyễn Chí Thiện nhận mình là tác giả, thiệt là tội nghiệp cho tác giả “Vô Danh” quá.

VW: Hiện nay, ông Nguyễn Chí Thiện giữ một thái độ im lặng, sau một lần ông ấy cho rằng, “Si tin thì tin, không tin thì không tin.” Oâng Nguyễn Chí Thiện đang sống trong khu vực bị tranh cãi, trong điều kiện khoa học kỹ thuật rất tiến bộ, chính xác và không có gì phải khó khăn để làm một cuộc giảo nghiệm chữ ký, tìm ra sự thật để tất cả mối hoài nghi vĩnh viễn không có dịp làm ông phiền lòng nữa, thế mà ông ta vẫn im lặng, theo ông vì sao?

ĐS: Câu hỏi được đặt ra cũng chính là câu trả lời. Để giải quyết vấn đề này, tôi ủng hộ một tổ chức, hay một Uûy ban để đi tìm sự thật, để đi tìm tác giả của tác phẩm “Vô Đề,” tức “Hoa Địa Ngục.” Uûy ban này không dính dấp gì đến chính trị, mà là một ủy ban gồm những nhà văn, nhà báo để nhất quyết tìm ra sự thật của một tập thơ của tác giả hy hữu đối với văn nghệ sĩ của mình. Việc đó nên làm, rất nên làm.

VW: Có thể nào ông Nguyễn Chí Thiện cho rằng, sự hoài nghi của bà Đào Nương và dư luận hiện nay chưa đủ trọng lượng để ông ta chấp nhận chứng minh. Nếu với tư cách là chủ tịch Hội ký giả Việt Nam hải ngoại, để triệu tập một ủy ban cùng nhau đi tìm sự thật, biết đâu ông Nguyễn Chí Thiện sẽ đồng ý hợp tác cuộc giảo nghiệm chữ viết, nếu ông ta tin rằng mình thực sự là tác giả?

ĐS: Tóm tắt là thế này: Nếu tôi là người viết trào phúng Con Cò, tôi sẽ không bao giờ chỉ trích nhà văn Duyên Anh cả. Giản dị vậy thôi. Một điều quan trọng ở chỗ một người đứng ra chỉ trích giới ký giả miền Nam trong phong cách trào phúng, trước mặt hàng trăm ký giả ở đại hội truyền thông kỳ I, chứng tỏ rằng ông ta không hiểu về làm văn thế nào để đi vào lòng quần chúng. Đã không hiểu, không thể nào là tác giả của thi tập đi vào lòng người đọc như tác phẩm “Vô Đề.”

VW: Một bên im lặng, một bên cứ tiếp tục đặt ra sự hoài nghi, lỡ may ông Nguyễn Chí Thiện bị bạo bệnh không còn nữa, không lẽ nghi án sẽ đi vào lòng đất không có câu trả lời, theo ông có cách nào đẩy vấn đề giải quyết đi đến tận cùng hay không?

ĐS: Đây là xứ tự do cá nhân, nếu ông là một tác giả thực sự, ông ấy sẽ tức tối vô cùng. Oâng sẽ chứng minh cho bằng được. “Ê, tập thơ này là của tôi, bằng mọi cách, tôi sẽ chứng minh cho mọi người biết, nó là của tôi.” Còn nếu im lặng không trả lời, sẽ có một ủy ban của giới ký giả, nhà văn sẽ tiến tới. Nguyễn Chí Thiện còn sống mà không trả lời, cũng đâu có khác gì Nguyễn Chí Thiện không có mặt trên cõi đời đâu. Vấn đề tiến tới để tìm sự công bình cho tác giả thật, giới làm văn, làm báo, ít nhất ở hải ngoại phải làm.

VW: Tới đây chúng ta phải mở ra câu chuyện, mặc dù nói là không nên để yếu tố chính trị dính vào, nhưng trên thực tế, ông Nguyễn Chí Thiện đã đến Mỹ với tư cách là một tác giả của một tập thơ tù, đầy tính chống đối chế độ, mang màu sắc chính trị. Nếu Uûy ban điều tra tìm ra sự thật, đề nghị một cơ quan công quyền như FBI hay sở di trú giúp điều tra về sự thật của tác giả. Hướng giải quyết này cũng đã được báo Saigon Nhỏ đưa ra, ông nghĩ sao về cách này?

ĐS: Nói về FBI thì nặng quá. Còn phá một án văn học, chỉ cần một nhà chuyên môn giảo nghiệm chữ ký, cũng đủ rồi. Nếu tìm ra tác giả thật, lúc đó chính tác giả sẽ giải quyết vấn đề tác quyền, chứ không phải là chúng ta.

VW: Một tiền lệ đã từng xảy ra trước đây là vụ án Bùi Đình Thi đã bị LM Nguyễn Hữu Lễ tố cáo là giết hại bạn tù, cuối cùng bị kêu án và đang nằm trong tù chờ giải về Việt Nam. Trong trường hợp nếu chứng minh ông Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả tập “Vô Đề” tức là ông đã khai man với sở di trú về thân phận của mình, sự việc có thể trầm trọng không?

ĐS: Ngay từ đầu tôi không muốn đặt vấn đề chính trị ở đây, vì thế này: Hai trường hợp ông Bùi Đình Thi và Nguyễn Chí Thiện khác nhau. Bùi Đình Thi có bạc đãi bạn tù, dẫn đến chuyện bị xử và bị án. Còn ông Nguyễn Chí Thiện có ở tù, và được rất nhiều bạn tù làm chứng là ông ta ở tù không giống như Bùi Đình Thi. Nguyễn Chí Thiện qua Mỹ, cũng chưa làm điều gì để có thể cộng đồng này đặt thành vấn đề, trừ chuyện nghi vấn tác phẩm “Vô Đề.” Tôi không nghĩ mình nên có một thái độ đối với Nguyễn Chí Thiện như đối với Bùi Đình Thi, mặc dù chúng ta không thích việc ông ta mạo nhận mình là tác giả tập thơ.

VW: Khi ông Nguyễn Chí Thiện ra hải ngoại, một số tổ chức, hội đoàn muốn biến ông ta trở thành một “biểu tượng chống cộng,” nên không ngần ngại dùng ông trong các diễn đàn chống cộng. Họ bênh vực, cho rằng ông Nguyễn Chí Thiện chống cộng là tốt rồi, không nên tra cứu chuyện nghi án văn chương làm gì, có một người chống cộng là tốt, làm khó ông ấy làm chi. Theo ông, có thể nào tách bạch hai khía cạnh chống cộng và văn chương ra được không?

ĐS: Bất cứ một việc gì xảy ra ở một xã hội tự do, dân chủ như Hoa Kỳ đều có hai nguồn dư luận. Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có một bên chống hay một bên bênh. Chuyện đó là rõ ràng. Dư luận là phải chấp nhận thôi. Không tin, nói không tin. Nếu không có niềm tin, không có bất cứ một cuộc hợp tác nào với Nguyễn Chí Thiện. Còn bên nào tin, cứ việc hợp tác. Trên con đường dài, tôi tin là trước sau gì sự thật sẽ được sáng tỏ, không có gì phải gấp. Ai cũng thấy ông Nguyễn Chí Thiện qua đây mười mấy năm, mà dấu hỏi về ông ấy cứ đặt ra, đặt ra, cho đến bây giờ, chị Hoàng Dược Thảo lại đặt ra một lần nữa, tạo ra sự sôi động, và sẽ tiếp tục đặt ra.

http://www.hon-viet.co.uk/Etcetera_NhaBaoDoSonNhanDinhVeNCThien.htm

October 19, 2008 - Posted by | Uncategorized | ,

1 Comment »

  1. […] Nhà báo Đỗ Sơn nhận định về Nguyễn Chí Thiện […]

    Pingback by Mục Lục « Danchutudo’s Weblog | October 20, 2008 | Reply